Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Lừa 'bán mật ong', 'trúng thưởng' vẫn tiếp diễn

Phiếu khuyến mãi nhà hàng dỏm

Cuối tuần qua, chị Ngọc Hà ngụ tại quận 9, TP.HCM nhận được một cuộc điện thoại với giọng tổng đài thông báo có một bưu kiện bị lưu, muốn biết thêm thông tin nhấn phím 1. Sau đó có một giọng nữ thông báo phải làm một loạt việc và yêu cầu cuối cùng là báo số chứng minh nhân dân. Nghe cảnh báo nhiều về các chiêu lừa đảo dạng này nhưng do đang đặt hàng qua mạng nên chị Hà cũng phân vân, tiếp tục hỏi kĩ các thông tin như ai gửi, hàng gì... Cuối cùng nghe phía kia trả lời là ở Hà Nội thì chị biết chắc không phải hàng mình đặt mua nên ngắt điện thoại.

Cách đó không lâu, chị Hà cũng nhận được cuộc gọi thông báo hôm trước chị có đặt mua

mật ong rừng

. "Hôm nay em có rồi, chị cho địa chỉ em ship qua..."- đầu dây bên kia nói. Lúc đầu chị Hà ngạc nhiên vì tưởng họ nhầm số nên không để ý. Sau đó một số người quen cũng kể lại như vậy mới biết việc bán mật ong rừng cũng là một kiểu lừa đảo nữa. “Có người quen cho địa chỉ và được ship đến 3 lít mật ong nhưng báo đang khuyến mãi và anh chị chỉ trả tiền 1 lít, cứ xài thử đi nếu không ưng mai trả lại... Cứ thế tiền mất gần cả triệu đồng mà nhận về là nước đường. Còn cái nội dung kiểu như từ tổng đài thông báo có bưu kiện đang lưu là thư của Tòa án Nhân dân Hà Nội thì thấy ngay là lừa đảo vì mình không liên quan gì”, chị Ngọc Hà chia sẻ thêm.

Một số khách hàng lại nhận được thông báo đang nợ tiền

cước điện thoại

, thiếu nợ tiền

ngân hàng

do người khác lấy chứng minh nhân dân đăng ký mở tài khoản hay liên quan đến các vụ án đang điều tra... Khi đó, người nghe điện thoại liên tục bị thúc ép, nói chuyện với nhiều người tự xưng là

cán bộ công an

, điều tra viên và sau đó đề nghị chuyển tiền vào các tài khoản chỉ định để phục vụ điều tra.

Tuy nhiên, với một số kịch bản tương tự, nhiều khách hàng trở nên cảnh giác hơn. Vì vậy gần đây, những kẻ lừa đảo có thêm nội dung mới. Khoảng một tháng trước, chị Hoàng tại quận 3 (TP.HCM) nhận được cuộc gọi cho biết vì chị là khách hàng thường xuyên của hệ thống nhà hàng Y. Nên chị nhận được phiếu khuyến mãi trị giá 999.000 đồng với điều kiện chị phải trả 300.000 đồng có giá trị trong vòng 30 ngày. Nếu đồng ý thì sẽ có người mang phiếu qua và chị có thể đưa tiền mặt luôn vì số lượng có hạn. Nghĩ gia đình mình hay đi ăn nên chị Y đồng ý lấy phiếu và trả tiền cho người ship hàng. Nhưng 2 tuần sau đó khi chuẩn bị đưa cả nhà đi ăn, chị gọi điện đặt bàn và báo số phiếu thì mới hay là giả vì nhà hàng không có

chương trình khuyến mại

như vậy...

Mọi lĩnh vực đều có thể bị lừa

Dù đã có

những cảnh báo

liên tục từ

Thanh Niên

hay các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena, nhiều nạn nhân vẫn sụp bẫy. Nhất là những người ở các tỉnh, thành hay vùng nông thôn. Hoặc trong các vụ lừa đảo liên quan đến người thân, những người lớn tuổi với tâm lý lo lắng như khi nghe con cháu bị nạn,

cần tiền gấp

hoặc đang bị điều tra... Thì sẽ dễ dàng bị mắc lừa và chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo.

Lừa 'bán mật ong', 'trúng thưởng' vẫn tiếp diễn - ảnh 1

Một trò lừa đảo cuối năm 2018 đã được Thanh Niên phản ánh

Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thông tin xoay quanh đối tượng đưa vào tầm ngắm. Ông Thắng ví dụ trước đây đã có hiện tượng các đại lý bảo hiểm giả mạo bán sản phẩm cho khách hàng. Hay như nhân dịp các công ty tung ra

chương trình khuyến mãi

, những

kẻ lừa đảo

có thể chen vào giả mạo bán voucher, thẻ khách hàng thân thiết... Mọi sản phẩm, dịch vụ đều có thể bị kẻ lừa đảo đem ra làm mồi nhử. Nếu không kiểm tra kỹ, khách hàng rất dễ tin vì cũng đang thấy các chương trình khuyến mãi này được quảng bá nhiều nơi.

"Thậm chí người cũ vẫn bị lừa với các kịch bản mới. Thay vì bán mật ong, nay có thưởng voucher mua hàng, khách sạn,

tour du lịch

. Còn việc giả mạo công an, tòa án... Thì những người già đôi khi tự nhiên khai hết tất cả thông tin về gia đình, gồm con cái... Nên sau đó sẽ không thoát khỏi ma trận của kẻ lửa đảo.

Người tiêu dùng

chỉ có cách kiểm tra kỹ với phía nhà hàng, khách sạn hay các dịch vụ cung cấp có liên quan khi muốn mua hàng. Riêng cơ quan điều tra, tòa án đã thông báo không bao giờ gọi điện thoại như vậy hay giao dịch liên quan đến tiền bạc. Nếu có người nào liên quan các

cơ quan nhà nước

thì chỉ làm việc qua văn bản hoặc gặp trực tiếp. Nâng cao cảnh giác là cần thiết vì những vụ mất tiền với giá trị nhỏ thì đa số nạn nhân đều bỏ qua, không ai đi tố cáo với công an vì việc điều tra sẽ mất nhiều thời gian và chi phí có khi càng cao hơn. Vì vậy những kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục tồn tại”, ông Võ Đỗ Thắng nhấn mạnh.


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: